Đại chiến I Edith_Cavell

Đây là cuộc chiến giữa phe Hiệp Ước (chủ yếu là Anh, Pháp, Nga, và sau đó là Hoa Kỳ, Brasil) với phe Liên Minh (chủ yếu là Đức, Áo-Hung, BulgariaOttoman). Vào tháng 11 năm 1914, sau khi Đức chiếm đóng Brussels, thì Cavell vốn là người Anh lại ở vùng chiếm đóng của Đức.

Sau khi chiến tranh nổ ra, các binh lính bị thương ngày càng nhiều. Thêm vào đó cũng có nhiều dân thường hoặc bị thương, hoặc muốn rời bỏ vùng bị chiếm đóng dẫn đến nhu cầu cần cứu giúp. Nhà điều dưỡng trước kia nay trở thành bệnh viện. Ở đây, mọi người bị thương được đưa đến đây dù là người Anh, người Pháp hay người Đức đều được các bác sĩ và y tá cứu chữa với tinh thần nhân đạo cao cả. Những binh lính của phe hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga sau khi được chữa trị vết thương, thường được người của bệnh viện giúp trốn ra ngoài để khỏi rơi vào tay quân đội Đức. Edith Cavell là người tích cực nhất trong hoạt động đầy nguy hiểm đó. Không những thế, bà còn che chở những người lính đang bị truy lùng trốn trong bệnh viện, rồi tổ chức đưa họ tới vùng an toàn. Cavell và Louis Séverin cùng một số người khác ở Brussels thường đã giúp và trợ cấp cho họ đến biên giới Hà Lan (hồi đó là nước trung gian).

Việc làm nhiều rồi cũng bị lộ, nhất là bà bị Gaston Quien chỉ điểm. Bà bị bắt ngày 3 tháng 8 năm 1915, rồi bị giam tại nhà tù Saint-Gilles mười tuần, trong đó hai tuần cuối bị biệt giam.

Trong các phiên tòa, bà bị truy tố vì giúp đỡ binh lính Anh và Pháp - là kẻ thù của Đức, đồng thời còn giúp thường dân Bỉ vượt biên sang Hà Lan. Bà đã thẳng thắn nhận tất cả các việc làm này của mình và ký ngay vào biên bản phiên tòa. Cavell đã tuyên bố rằng những người lính mà bà đã giúp sống an toàn và hạnh phúc hơn, cũng đã gửi thư cảm ơn bà, và bà không cần bào chữa gì.

Theo luật quân sự Đức thời đó, đây là hình phạt phải tử hình. Đoạn 58 của Bộ luật quân sự Đức xác định rằng "vào thời điểm chiến tranh, bất kỳ ai có ý định hỗ trợ một lực lượng thù địch, hoặc gây tổn hại cho quân đội Đức hoặc đồng minh" đều phạm một trong các tội được quy định tại khoản 90 của hình phạt Đức Mã số "sẽ bị trừng phạt bằng tử hình vì tội phản quốc". Bộ luật quân sự Đức mở rộng áp dụng đoạn 58 cho người nước ngoài "hiện diện trong vùng chiến tranh" (tức là bị xâm lược).

Một số người Đức (như Baron von der Lancken) đã đề nghị tha thứ cho Cavell, vì sự trung thực hoàn toàn của bà, vì bà cứu giúp rất nhiều người ở bên Đức cũng như Đồng minh, nhất là vì bà là nhân viên y tế. Tuy nhiên, Tướng von Sauberzweig, thống đốc quân sự Brussels, đã ra lệnh rằng "vì lợi ích của Nhà nước", việc thực hiện án tử hình Baucq và Cavell phải tiến hành ngay lập tức, không xét khoan hồng. Trong số 27 bị cáo hồi đó, có năm người bị kết án tử hình. Trong số năm người bị kết án tử hình này, cuối cùng chỉ có Cavell và Baucq là bị xử bắn.[5]

Bà được coi như một nữ anh hùng cứu người.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Edith_Cavell http://www.oxforddnb.com/view/10.1093/ref:odnb/978... http://uli.nli.org.il/F/?func=direct&doc_number=00... http://data.bibliotheken.nl/id/thes/p070392692 //archive.org/search.php?query=((subject:%22Cavell... http://www.learnaboutwarmemorials.org/uploads/publ... http://mak.bn.org.pl/cgi-bin/KHW/makwww.exe?BM=1&N... http://voh.com.vn/van-hoa-giai-tri/nguoi-phu-nu-te... https://trove.nla.gov.au/people/1237637 https://revdc.wordpress.com/ https://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb108892912